Liên quan đến vấn đề truyền thông tiếng Việt tại Đức về chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới CHLB Đức vừa qua, BBT đăng tải một bài tổng hợp, phân tích của một tác giả (xin không nêu tên) gửi bài về cho toà soạn dưới đây. Bài viết cung cấp cho độc giả thêm nhiều thông tin và nhận định, tổng quát vấn đề từ các góc độ, khía cạnh khác nhau.
(* Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả.)
Thoibao.de và những thủ đoạn lừa bịp truyền thông của Lê Trung Khoa
Trong những ngày qua, sự kiện Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có chuyến thăm Đức và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận trong và ngoài nước. Trong khi dư luận truyền thông trong nước và một số tờ báo tại Đức đánh giá cao về chuyến thăm này, thì một số tờ báo - trước nay vẫn được coi là "tờ báo của cộng đồng người Việt tại Đức" như thoibao.de đã "tung ra" nhiều bài viết của Lê Trung Khoa có những góc nhìn, đánh giá "bới móc", sử dụng thủ đoạn „cắt ghép“ nội dung, hình ảnh, thậm chí "xuyên tạc, bịa đặt“ nhằm làm xấu hình ảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong mắt dư luận cộng đồng người Việt tại nước ngoài.
Trang thoibao.de
Ngày 11/7, thoibao.de đăng tải bài viết "Truyền thông quốc tế kinh ngạc khi quan sát ông Phúc nghe nhạc bên lề G20" của Lê Trung Khoa, trong đó Lê Trung Khoa trích dẫn bài báo của trên tờ Nam Đức (Süddeutsche Zeitung) cho rằng, tờ báo này đã quan sát và bình luận thẳng thắn về Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trích nguyên văn "lúc ông này được mời tới thưởng thức nghệ thuật cao cấp của phương tây, họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ông Phúc có những cử chỉ lạ, gây ồn ào ảnh hưởng đến bà Thủ tướng Đức và các nguyên thủ quốc gia dự hội nghị G20". Cùng với đó, thoibao.de đăng tải đoạn video clip "ông Phúc liên tay quạt xoành xoạch trong buổi hòa nhạc" làm dẫn chứng cho bình luận của Tờ Nam Đức.
Nếu chỉ là một độc giả thường xuyên của thoibao.de thì chắc hẳn rằng, ai cũng sẽ "tin" những bình luận kia là đúng. Nhưng tác giả bài báo đã nhầm khi những thủ đoạn "cắt, ghép" để có được clip với nội dung "hoàn hảo" kia không qua được mắt những độc giả sáng suốt. Trên thực tế, đoạn mô tả Thủ tướng Việt Nam được tác giả Trung Khoa trích từ 1 câu duy nhất trong cả bài báo dài 2 trang nhan đề "Trump und der falsch verstandene Beifall" (tạm dịch: Ông Trump và cái vỗ tay hiểu lầm) ngày 8/7 của Tờ Nam Đức với nội dung chính là mô tả không khí buổi hòa nhạc ở nhà hát Elbphilharmonie tại Hamburg. Nhân vật được mô tả nhiều nhất là Tổng thống Mỹ Donald Trump và nội dung châm biếm nhất là về bà Ngoại trưởng Canada khi tờ báo này viết "bà Ngoại trưởng Canada còn gác cả chân và giày lên ghế đằng trước trong suốt buổi hòa nhạc". Đoạn nói về Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ là một dòng ngắn và không có hàm ý xấu. Nếu ai đọc cả bài của báo Nam Đức sẽ thấy tác giả chỉ sử dụng giọng văn bông đùa chứ hoàn toàn không nhắm vào ai với dụng ý xấu. Như vậy, những nhận xét mà tờ thoibao.de đưa ra như trên hoàn toàn là xuyên tạc, không đúng những gì báo Nam Đức đã viết và cho thấy dụng ý „bẩn“ của Lê Trung Khoa.
Về chi tiết tờ thoibao.de đưa ra rằng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dùng tờ chương trình để quạt trong video clip đầy đủ về buổi hòa nhạc được phát trên kênh Youtube (G20 Liveconcert). Đúng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có dùng tờ chương trình để quạt nhưng Lê Trung Khoa suy diễn thành "Người ta hy vọng bà Thủ Tướng Đức không khó chịu đằng sau gáy, vì ông Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, người ngồi ngay sau bà Merkel, cứ không ngừng phe phẩy quạt bằng quyển chương trình" thì đó thật sự là "sự dối trá" và "bịa đặt hoang tưởng". Và nếu không có đoạn video G20 Live Concert (dài hơn 1 tiếng 30 phút, có thể dễ dàng tìm kiếm trên Youtube) thì có lẽ một lần nữa những độc giả của thoibao.de vẫn sẽ có cái nhìn như tác giả bài viết và "mục đích" hạ thấp uy tín Thủ tướng Việt Nam của tên Lê Trung Khoa sẽ đạt được.
Để chứng minh cho sự thật "dối trá" này, xin mời độc giả vào kênh Youtube theo các link https://www.youtube.com/watch?v=tYFv3iOqI3w (Phút thứ 3´66) hoặc clip full: https://www.youtube.com/watch?v=KxWLd8bOg4I&t=5683s (Phút 8´24, 9´34, 10´00, 10´18, 18´21.v.v...). Trong các đoạn video này, hầu hết các nhà lãnh đạo từ Thủ tướng Merkel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Tổng thống Argentina và nhiều nhà lãnh đạo khác đều sử dụng từ chương trình để quạt nhiều lần. Phải chăng, nếu đúng ý như Trung Khoa suy diễn thì có lẽ tất cả các nhà lãnh đạo ngồi trước hoặc ngồi sau các vị dùng quạt sẽ "khó chịu" đến từng nào. Một lần nữa, Lê Trung Khoa lại sử dụng „biệt tài“ cắt ghép hình ảnh để phục vụ mưu đồ đen tối của mình.
Liên quan đến tin của hãng Thông tấn Đức (DPA) về "Việt Nam muốn củng cố quan hệ với Đức" đăng ngày 5/7/2017, thoibao.de tiếp tục "bới móc" nội dung của tin bài này nhằm xuyên tạc nộ dung về "nhân quyền, pháp quyền" trong quan hệ Việt - Đức, trong khi nội dung tin của DPA là theo hướng trung lập, đánh giá tích cực những kết quả Việt Nam đạt được trong hai lĩnh vực này cũng như trong quan hệ Việt Đức. Tin của DPA viết: „Thủ hiến Dreyer cũng đã đề cấp đến vấn đề nhân quyền, tuy nhiên, năm 2014 Việt Nam đã thông qua Hiến pháp với những quyền tự do của công dân. Trước hết mọi người phải hỗ trợ tiến trình mở cửa của Việt Nam, nghĩa là chúng ta phải đối thoại tốt và chặt chẽ hơn với Việt Nam“ (tiếng Đức gốc: „Sie habe auch das Thema Bürgerrechte angesprochen, das Land habe allerdings 2014 eine Verfassung mit freien Bürgerrechten verabschiedet. Vor allem muss man auch die Öffnung unterstützen, die Vietnam geht, das heißt, das wir im engen, guten Dialog miteinander sind“). Đọc đoạn trên cho thấy một điều là bà Dreyer nói riêng, chính phủ Đức nói chung ủng hộ đối thoại, tăng cường hợp tác với Việt Nam, đồng thời thừa nhận Việt Nam đã có tiến bộ về nhân quyền thể hiện qua câu „Việt Nam đã thông qua Hiến pháp với những quyền tự do của công dân“. Nhân quyền và Hiến pháp là hai phạm trù cốt lõi của nhà nước pháp quyền và do đó, việc trong bài viết của Báo điện tử chính phủ, người viết đã biên tập lại bài viết của DPA thành bài „bài báo cho rằng (cần nhấn mạnh là người dịch dùng từ „bài báo cho rằng“) Việt Nam đã đạt được những tiến bộ trong lĩnh vực pháp quyền“ không có gì là sai. Việc thoibao.de dùng từ Rechtsstaat (Nhà nước pháp quyền) là "cố ý" gán từ vào nội dung bài viết với dụng ý xấu.
Tiếp tục chuỗi bài viết nhằm "hạ thấp" hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè Đức, Thoibao.de chuyển sang phân tích và hạ thấp uy tín của tờ Neues Deutschland (ND), đánh giá về sự phát triển của kinh tế Việt Nam và chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Trong bài chỉ trích báo điện tử Chính phủ liên quan bài viết của tờ ND, Lê Trung Khoa dẫn ảnh minh họa cho thấy tờ ND đứng thứ 7 trong số các nhật báo được xếp hạng. Thực tế bảng xếp hạng có nhiều hơn rất nhiều con số 7 tờ báo nhưng tên Khoa chỉ cắt đúng 7 vị trí đầu tiên và cho rằng ND đứng thứ 7 là đứng cuối nhóm. Một cách làm của kẻ tiểu nhân. Không khó để tìm hiểu và tìm kiếm thông tin trên mạng, chúng ta đều thấy rằng ở Đức có hàng trăm tờ báo (xem thêm link HYPERLINK "https://de.wikipedia.org/wiki/Liste_deutscher_Zeitungen" \t "_blank" https://de.wikipedia.org/wiki/Liste_deutscher_Zeitungen), mỗi bang ở Đức có hàng vài tờ đến các chục tờ báo và cấp liên bang cũng vậy. ND xếp thứ 7 là đã trên hàng chục, hàng trăm tờ khác. ND còn là một tờ báo ở cấp độ liên bang và có hơn 25.000 bản đặt mua đã là một con số đáng kể khi nó là một tờ báo trung tả, phục vụ tầng lớp lao động và những người xã hội. Lưu ý ở đây con số 25.000 là con số người ta đặt mua báo thường xuyên (Abonnement) được chuyển trực tiếp đến từng nhà trong 1 quý, tức là cả năm con số đặt mua trực tiếp báo ND đã là 100.000 bản. Và 10 vạn bản đặt mua một năm này là một con số đáng kể trong bối cảnh người đọc giờ còn mấy ai đọc báo in, kể cả là tờ Tấm gương (Spiegel) hay Thế giới (Welt). Với nếu như Lê Trung Khoa đi một vòng các sạp báo ở Berlin và các bang miền Đông, anh ta sẽ thấy ở sạp nào cũng bày bán tờ ND. Tức là ngoài con số đặt mua trực tiếp thường xuyên hơn 10 vạn bản, số người đọc và mua ND tại các tòa báo cùng số người tiếp cận tờ báo này phải gấp vài lần, hoặc hàng chục lần số lượng bản được đặt mua trực tiếp. Như vậy, luận điểm của thoibao.de cho rằng, ND là tờ báo nhỏ ở Đức là không đúng nhằm cố tình hạ thấp uy tín của ND với mục đích thấp hèn là thông qua đó để xuyên tạc các thông tin báo chí Đức đưa về chuyến thăm của Thủ tướng, vốn chứa đựng những nội dung đúng đắn và đánh giá tích cực về Việt Nam.
Chưa hết, Thoibao.de còn "dẫn chứng" rằng, "về mức độ phổ biến (nhiều người biết tới), ND có chỉ đứng thứ 2403 tại Đức để "chứng tỏ nó là tờ báo hầu như ở Đức chả ai biết tới. Đó là so sánh với các tờ báo ở Đức, nếu so sánh với thế giới thì nó còn tệ hơn nữa với rangking đứng hạng thứ 62421". Cứ giả sử thông tin thoibao.de đưa ra là "đúng" thì ngược lại, nếu tác giả đến một sạp bán báo ở đầu các siêu thị hoặc các bến tàu, ga điện ngầm thì tại sao tất cả đều bán tờ báo "Neues Deutschland". Tác giả cũng có bao giờ tự hỏi, vì sao ngay cả "một tờ báo nhỏ", "chả ai biết đến" (theo như lời tác giả) như ND cũng viết đánh giá về thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam. Phải chăng đến là tờ báo "nhỏ" mà người ta còn nhìn ra những sự thật khách quan đó và vẫn được bày bán trên hàng nghìn sạp báo tại nước Đức? Vậy có phải là "nhỏ" không? Thực tế con số 2403 là con số xếp hạng mức độ phổ biến trên mạng Internet, song Lê Trung Khoa có thể không biết rằng tờ ND tờ trước đến nay vốn chỉ tập trung vào mảng báo in và họ mới chỉ bổ sung trang báo điện tử một thời gian ngắn. Thứ hạng 2403 đã là một sự khích lệ và khá cao nếu biết rằng ở Đức có hàng chục vạn trang web được xếp hạng. Hơn nữa, nếu vào trang web xếp hạng Alexa để thử tìm về thoibao.de, mọi người còn bất ngờ hơn khi thoibao.de được xếp hạng đâu đó thứ 800.000 đến 900.000, một con số xếp hạng thật bất ngờ khi tờ này luôn tự vỗ ngực là „trang web hàng đầu của cộng đồng người Việt của Đức“.
Nói tóm lại, từ câu chuyện quạt giấy cho đến nội dung các bài viết của DPA hay Neues Deutschland đều cho thấy „thủ đoạn“ cắt ghép hình ảnh và „bới móc“ nội dung cùng ý đồ xuyên tạc, bịa đặt điêu luyện của Lê Trung Khoa và trang thoibao.de. Không biết mục đích của Lê Trung Khoa là gì khi thực hiện các hành vi như vậy, có lẽ anh ta muốn câu view vào trang thoibao.de. Hay còn những mưu đồ nào khác nữa của Lê Trung Khoa qua hàng loạt bài viết xuyên tạc, hạ thấp uy tín lãnh đạo của anh ta trên trang thoibao.de. Dù vì lý do gì, Lê Trung Khoa cũng cần nhìn nhận rằng anh ta sẽ là người phải chịu trách nhiệm cho những gì mình đã đăng tải./.
(* Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả.)
Những vấn đề truyền thông tiếng Việt tại Đức về chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Tiện ích
Phông chữ
- Font Size
- Default
- Chế độ đọc