Câu chuyện đầy nước mắt của một bạn gái từng trở thành nạn nhân bị lập topic “lăng xê” và “chửi hội đồng” trên các diễn đàn, bị bạn bè tẩy chay xa lánh chỉ vì một vài bức ảnh được cho là “hở hang, sa đoạ”…
Tùy bút & Tản văn
Những bước nhảy cuối…
Khi mùa chạm trán những cơn mưa, cũng là lúc anh dìu em đến những bước nhảy cuối cùng của vũ khúc buồn này...
Tùy bút xung quanh "Đừng đốt" và đạo diễn Đặng Nhật Minh
Trước đó tôi không bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ có lúc gặp ông. Trước đó tôi đã xem vài bộ phim của ông và biết ông là một đạo diễn phim có tài, thuộc loại hàng đầu của đất nước mà nền điện ảnh được xếp hạng cũng xấp xỉ như nền kinh tế. Chẳng ngạc nhiên khi biết dân nước ấy không hề có thói quen đến rạp chiếu bóng. Bước sang thế kỷ 21, số lượng các rạp chiếu phim tuy có tăng lên, nhưng các đầu phim được chiếu vẫn chỉ là phim ăn khách của Mỹ và người đi xem chủ yếu là các cô cậu choai choai thông thạo tên tuổi những ngôi sao điện ảnh Mỹ còn hơn tên các danh nhân, anh hùng nước nhà. Ấy vậy mà ông vẫn là một tên tuổi và khi nói đến các bộ phim của ông tịnh chưa thấy một lời chê.
Chiếc điện thoại gỗ
Có lần, làm cho chị em tôi một món đồ chơi, ba tôi đã ngồi cặm cụi đẽo khúc gỗ thành một khối chữ nhật có cái lưng hơi gù. Sau đó, mẹ lại tỉ mỉ dùng bút xóa vẽ lên đó mười hai cái vòng tròn be bé và điền vào những con số. Hai chị em tôi ngồi nhìn ba và mẹ làm những công việc ấy mà đôi mắt ngời lên vui sướng. Khi trên cái khối chữ nhật ấy hiện lên một "màn hình" với những con số cùng hình vẽ những cái phím trắng xinh xinh cũng là lúc tiếng reo hò của hai chị em đồng loạt vang lên. Chúng tôi chuyền tay nhau món đồ chơi quý giá ấy: chiếc điện thoại di động bằng gỗ.
Thế Dũng sống sót trở về viết như chưa bao giờ được viết
Lê Thị Huệ: Bạn viết nhiều thể loai. Thơ, truyện, dịch, tản văn, tùm lum. Thích mình ở mục nào nhất ?
Thế Dũng: Đôi khi ý tưởng sáng tác trong tôi lên cơn thao thức cho tới lúc tâm trí tự tìm ra thể loại thích hợp. Sau đó, một cảnh ngộ hoặc một áp lực cụ thể sẽ làm tôi viết bằng xong. Cứ viết được một cái gì đó là thích rồi. Tuy nhiên, bây giờ thì tôi thấy thích mình ở mục tiểu thuyết nhất. Có lẽ, vì đây là công việc lao động kiên nhẫn nặng nhọc, đầy thử thách không thể dựa dẫm vào cảm hứng.
Tình già của ông chồng người Đức
Mình thì cũng không tiếp xúc gì, chỉ thấy một ông già suốt ngày đeo balo, tai nghe headphone, giờ ăn nào cũng gọi điện thoại cho vợ hay bạn gái thì không biết nhưng câu đầu tiên bao giờ cũng là "Schatzi - Em yêu",
Nước mắt, nụ cười
Lần đầu tiên kể từ đầu giải đến nay, tôi mới có dịp vào sân vận động xem một trận đấu ở World Cup bóng đá nữ 2011, đó là trận Mỹ gặp Brazil diễn ra trên sân Rudolf-Harbig ở TP Dresden.
Góc nhớ bình yên
Mỗi khi buồn hay thất vọng về một điều gì, tôi thường ước được bay về một nơi mà ở đó tôi có thể nghe những thanh âm của bình yên trượt dài trên cơ thể, được nhìn mây nhởn nhơ bay. Nơi ấy bây giờ vẫn có một góc sân con với đàn gà ung dung nhặt thóc, có khoảng vườn xanh những vạt rau, có cây bơ trĩu quả trên cành. Tôi nghe bình yên bởi nơi ấy tôi còn có mẹ, có những kỷ niệm về ba và về những ngày thơ bé.